Chương 162: Tứ Đại Gia Tộc
Ở căn phòng nghỉ ngơi của các giáo viên trong trường.
Quạt quay trên đầu kêu kẽo kẹt, phả ra luồng gió nóng vào những giáo viên đang làm việc trong phòng, mồ hôi nhễ nhại, nhưng cái nóng oi ả không thể ngăn cản công việc của họ.
Liên tục là từng giọt mồ hôi rơi xuống bản thảo, làm nhòe mực chữ trên giấy. Hoắc Diệu Văn đặt cây bút máy xuống, cũng tiện tay lau mồ hôi trên trán, ngước lên nhìn qua cửa sổ. Cây cối xanh tươi, những chiếc lá xanh mướt phản chiếu sự oi ả của mùa hè.
Ngồi đối diện là giảng viên toán học Trương lão sư (một người khác, nhân vật Trương Thừa Di đã nghỉ hưu) khi thấy Hoắc Diệu Văn mệt mỏi như vậy, không nhịn được hỏi:
“Thầy Hoắc, thầy có muốn uống một cốc Trà Lạnh giải khát không?”
“Trà Lạnh? Vậy thì làm phiền thầy Trương rồi.”
Thầy Trương cười:
“Thầy đến bên kia lấy, trà trong bình giữ nhiệt ấy, đã lạnh rồi, vợ tôi mới pha đêm hôm qua, giờ uống vừa vặn đấy.”
Hoắc Diệu Văn cũng không khách sáo, cầm lấy chiếc cốc của mình, đi đến cạnh bàn thầy Trương, lấy bình nước mà thầy mang đến, rót đầy một cốc lớn, không thèm đếm xỉa uống hết một hơi, trà tuy giải khát nhưng đắng ngắt, nhưng ít nhiều cũng làm dịu đi chút ít cái nóng trong lòng.
Không thể không nói, thuốc đắng giã tật, Trà Lạnh cũng đắng như vậy!
Dù không ngon như các loại trà nổi tiếng như Vương Lão Cát, Gia Đa Bảo, hay Hợp Kỳ Chánh, nhưng đây là Trà Lạnh chính hiệu Quảng Đông, đắng thì đắng thật, nhưng đủ giải khát và xua tan cái nóng.
Uống xong một cốc lớn, Hoắc Diệu Văn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Hiện nay, thời tiết ở Hồng Kông thật sự quá nóng. Cuối tháng Chín rồi, mùa thu sắp đến, nhưng đợt nóng cuối của mùa hè vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trong một hai tháng tới, chắc chắn nhiệt độ sẽ còn tăng lên.
Hoắc Diệu Văn đẩy cánh quạt trên bàn thầy Trươngsang hướng khác, hắn lấy ra một cái quạt giấy tự quạt cho mình rồi nói:
“Cái quạt này thổi càng lúc càng nóng, tôi thấy không bằng tắt đi còn hơn.”
Thầy Trương cười lớn:
“Ha ha, quạt thổi càng lúc càng nóng, nhưng không thổi thì sẽ nóng hơn, vừa rồi mồ hôi của chúng ta gần như rơi hết vào tập của sinh viên rồi đấy.”
Ngồi đối diện là Lý lão sư dạy môn lịch sử, nghe thấy cuộc trò chuyện, liền chen vào:
“Theo tôi thì nên xin nhà trường lắp điều hòa, trời nóng thế này, làm sao mà làm việc được.”
Ngồi kế bên, là người đã dạy ở Đại học Hồng Kông suốt hai mươi năm, Phương lão sư nhếch môi cười:
“Điều hòa á? Có quạt là may rồi, trước đây văn phòng giảng viên chẳng có quạt đâu, sau này không chịu nổi mới lắp.”
Hoắc Diệu Văn cười:
“Lắp điều hòa thì chắc phải chờ lâu.”
Nói xong, Hoắc Diệu Văn đang chuẩn bị quay về chỗ ngồi thì hắn chợt nhìn thấy một tờ báo trên bàn thầy Trương, liền cầm lên nói:
“Trương lão sư, cho tôi mượn tờ báo một lát.”
“Cầm đi.” Trương lão sư đáp qua loa.
Hoắc Diệu Văn cầm tờ báo trở lại vị trí của mình, mở ra, ánh mắt đầu tiên nhìn thấy dòng chữ:
“Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên của người Hoa tại Hồng Kông, Sở giao dịch chứng khoán Viễn Đông sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng này.”
Sở giao dịch chứng khoán Viễn Đông?
Thời đại của Viễn Đông hội sắp đến rồi sao?!
Hoắc Diệu Văn híp mắt lại, bắt đầu suy nghĩ về những chuyện liên quan đến thị trường chứng khoán Hồng Kông.
……………
Thị trường chứng khoán Hồng Kông có lịch sử lâu đời, bắt đầu từ năm 1891 xuất hiện sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên, và đến năm 1921, sàn giao dịch thứ hai được thành lập. Năm 1947, hai sàn giao dịch này sáp nhập thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hồng Kông, nhưng vẫn bị các công ty Anh kiểm soát.
Có nền tảng như vậy, đến cuối thập niên 60, nền kinh tế Hồng Kông bắt đầu phát triển mạnh mẽ, các công ty Hoa kiều ngày càng có nhu cầu huy động vốn qua việc niêm yết chứng khoán, nhưng các đơn xin niêm yết liên tiếp bị từ chối.
Thị trường mà, có cung tất cầu. Từ năm 1965, Lý Phúc đã bắt đầu lên kế hoạch thành lập sàn giao dịch chứng khoán Hoa kiều. Ông dành cả bốn năm trời để hợp tác với người đứng đầu của các đại gia tộc nổi tiếng như Hồ Bách Hy nhà họ Hồ, Vương Khải Minh của nhà họ Vương, Bạch Quang nhà học Bạch cùng nhiều danh gia vọng tộc và thương nhân Hồng Kông khác thành lập Sở Giao Dịch Chứng Khoán Viễn Đông, trở thành sàn giao dịch chứng khoán Hoa kiều đầu tiên và duy nhất ở Hồng Kông cũng như trên toàn thế giới.
Nói về Lý Phúc, có lẽ không nhiều người biết đến ông, nhưng nhà họ Lý là một trong những danh gia vọng tộc ở Hồng Kông. Trước khi các đại gia tộc trong ngành bất động sản nổi lên, ông nội của Lý Phúc, Lý Bội Tài, là một trong những nhà ngân hàng nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 tại Hồng Kông, và nhà họ Lý đã cùng với nhà họ Hồ, nhà họ Vương, và nhà họ Bạch, được gọi là "Tứ đại gia tộc" của Hồng Kông.
Vì gia đình làm ngân hàng nên từ nhỏ Lý Phúc đã tiếp xúc với lĩnh vực tài chính, chứng khoán. Sau khi tốt nghiệp Đại học Hồng Kông, ông tiếp tục học ngành tài chính tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) tốt nghiệp trở về Hồng Kông và trở thành kiểm toán viên. Ông đã dành nhiều năm nghiên cứu thị trường tài chính Hồng Kông, đến năm nay mới quyết định kết hợp cùng nhà họ Hồ, nhà họ Vương, và nhà họ Bạch để thành lập Sở Giao Dịch Chứng Khoán Viễn Đông.
Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán Hồng Kông vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như sau này, ngoài một số ít người trong giới tinh hoa, phần lớn công chúng không biết gì về các sàn giao dịch chứng khoán. Cho nên, khi 《 Thương Báo 》 đăng tin này, dù đã gây ra sóng to gió lớn trong giới tài chính, nhưng đối với người bình thường thì lại giống như tin vụn vặt, lướt cái là qua.
Phần lớn mọi người chỉ cảm thán sự trỗi dậy mạnh mẽ của các doanh nhân Hoa kiều, khi thấy rằng ngay cả các sàn giao dịch của phương Tây cũng đã xuất hiện tại Hồng Kông.
Tuy nhiên, điều mà những người này không ngờ tới là, vào năm sau, khi Sở Giao Dịch Chứng Khoán Viễn Đông giúp hàng chục công ty Hoa kiều lên sàn, việc đầu tư chứng khoán thường hay bị xem là trò cờ bạc không cần lao động hay nhân lực đã mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, thu hút hàng nghìn người tham gia mua bán cổ phiếu.
Vật cực tất phản, domino tưởng như kiên cố không thể phá vỡ lại bất ngờ đổ sập xuống, Hồng Kông trải qua một vụ sụp đổ thị trường chứng khoán chưa từng có vào năm 1973.
Lúc Hoắc Diệu Văn nhìn thấy tin tức này, suy nghĩ đầu tiên trong đầu hắn là đầu tư chứng khoán. Dù không am hiểu nhiều về thị trường chứng khoán của thời kỳ này, nhưng hắn biết chắc chắn rằng bây giờ đầu tư chứng khoán là sẽ không lỗ.
Trong những năm sau, thị trường chứng khoán Hồng Kông bùng nổ mạnh mẽ, bắt đầu từ khi Sở Giao Dịch Chứng Khoán Viễn Đông được thành lập. Nếu đầu tư vào cổ phiếu của những công ty niêm yết vào lúc này, gần như chắc chắn sẽ có lãi, vì thị trường chứng khoán lúc này là một ngành nghề khá mới mẻ đối với công chúng Hồng Kông. Mua một cổ phiếu chỉ vài đồng, trong vài ba ngày có thể tăng lên gấp mười lần, lợi nhuận rõ ràng như vậy ai mà không muốn nhảy vàot?
Vài năm sau, khi giao dịch chứng khoán trở nên phổ biến, những người đi đầu trong ngành đã kiếm được đủ lợi nhuận, rất nhiều người tích cóp tiền bạc cả đời để đổ xô vào, nhưng vì họ không hiểu về chứng khoán, không phân biệt được cổ phiếu tốt hay xấu, chỉ mù quáng làm theo lời khuyên của các nhà đầu tư, mua những cổ phiếu không có giá trị, hoặc cổ phiếu của những công ty "rỗng". Cứ như vậy, một cổ phiếu vô dụng cũng có thể trở thành một cổ phiếu "hot".
Điều mà Hoắc Diệu Văn nhớ rõ nhất là cổ phiếu của công ty có tên "Thiên Tuyến" Hồng Kông xuất hiện vài năm sau. Công ty này không có văn phòng, không có nhân viên, chỉ có một bản báo cáo niêm yết, nhưng lại có thể trót lọt lên sàn, và giá cổ phiếu của nó từ một khối đã tăng vọt lên hơn bốn mươi khối. Hành động tăng giá chứng khoán gần như điên cuồng như vậy đã vượt ra ngoài nguyên lý cơ bản của việc sáng lập thị trường chứng khoán.
"Đinh ling ling..."
Lúc này, chuông điện thoại reo vang gấp gáp.
Một giáo viên ngồi gần nhất đứng dậy nghe máy, nói vài câu rồi gọi to:
"Hoắc lão sư, có người tìm thầy đấy."
Vừa nói, người đó vừa nháy mắt ra hiệu.
Hoắc Diệu Văn bỏ tờ báo xuống, đứng dậy nhanh chóng đi đến, cảm ơn một câu rồi nhận điện thoại:
"Alo, tôi là Hoắc Diệu Văn."
Đầu dây bên kia là một giọng ngập ngừng:
"Diệu, Diệu Văn biểu ca, là Uyển Quân đây."
"Uyển Quân à? Có chuyện gì vậy?" Hoắc Diệu Văn hỏi.
Trương Uyển Quân nói:
"Biểu ca, số mới của Văn Học Thế Giới đã đăng sách 《 Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa Namiya 》 anh xem thử nhé."
Kể từ lúc Hoắc Diệu Văn đưa nàng đến ký hợp đồng với 《 Văn Học Thế Giới 》 hơn một tuần trước, phía Đặng Mạch Cơ đã bắt đầu sắp xếp cho sách của Trương Uyển Quân xuất hiện trên tạp chí tuần này. Sau khi tạp chí phát hành, Uyển Quân liền vội vã đi mua ngay số báo này.
Nhìn thấy sách của mình lần đầu tiên được đăng trên tạp chí, Uyển Quân vui mừng không thể tả, và không quên chia sẻ niềm vui này với Hoắc Diệu Văn, vậy nên mới có cuộc gọi này.
Hoắc Diệu Văn nghe vậy, cười nói:
"Được rồi, ngày mai có thời gian anh sẽ đi mua."
"Ân." Uyển Quân đáp, đột nhiên nghĩ ra một chuyện, lại hỏi:
"À, biểu ca, dì bảo anh về nhà ăn cơm vào ngày kia, hôm đó là sinh nhật của cô nãi nãi đấy."
"Anh biết rồi, đến lúc đó anh sẽ về."
Hoắc Diệu Văn sớm đã biết trước sinh nhật của A ma.